Hướng dẫn tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở p.1

Posted by Nguyễn Hồng Vân on 18:22 with No comments
Trong thiết kế hệ thống điện, việc tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở là một việc cần thiết và quan trọng, thứ nhất là vấn đề an tòan cho người và tài sản, thứ hai là tiết kiệm (vì có thể tránh được việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp). Trước hết, bạn cần phải biết rõ về nguồn điện mà gia đình sử dụng và đưa ra phương án đi dây phù hợp. Bài viết này được sửa chữa điện nước cung cấp nhằm cung cấp thêm thông tin giúp cho người dùng tự tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở. 


Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở
1. Nguồn điện 1 pha 2 dây (thông dụng nhất)
Nguồn 1 pha 2 dây là loại nguồn điện thông dụng nhất cho các gia đình tại Việt Nam hiện nay, gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội).

2. Nguồn điện 1 pha 3 dây
Nguồn điện 1 pha 3 dây gồm có 1 dây pha(dây nóng), 1 dây trung tính(dây nguội) và 1 dây nối đất(dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này chủ yếu được áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn.

3. Nguồn điện 3 pha 4 dây (ít gặp)
Nguồn điện 3 pha 4 dây gồm có 3 dây pha(dây nóng) và 1 dây trung tính(dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha.

4. Nguồn điện 3 pha 5 dây (rất ít gặp)
Nguồn điện 3 pha 5 dây” gồm có 3 dây pha(dây nóng), 1 dây trung tính(dây nguội) và 1 dây nối đất bảo vệ(dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3 pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ.



Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng

1. Đi dây nổi 
Dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Cần xem xét số lượng dây trong ống sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi. Cách đi dây này sẽ dễ dàng cho việc sửa điện nước khi xảy ra sự cố điện nước

2. Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn 
Dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Cần xem xét số lượng dây trong ống  sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm.

3. Đi dây ngầm 
Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khỏang 0,7mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây/ cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm.


Trên đây là một số thông tin mà sửa nhà tại Hà Nội chúng tôi mong muốn cung cấp cho mọi người. Trước khi xây dựng một hệ thống điện cho gia đình, bạn cần có những kiến thức cơ bản về nó đã.