Những lưu ý khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước p1

Posted by Nguyễn Hồng Vân on 20:42 with No comments
Thiết kế hệ thống nước cho một ngôi nhà sẽ không là vấn đề đơn giản. Bạn nên tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể áp dụng vào trong việc thiết kế hệ thống nước gia đình nhà mình hay chỉ đơn giản là hỗ trợ vào việc sửa điện nước của mình.


Thông thường, hệ thống nước cho nhà ở tại Việt Nam sẽ bao gồm 4 yếu tố cơ bản :

1.  Hệ thống cung cấp và phân phối nước

Hệ thống này là sẽ là tập hợp của các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước và từ bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước nóng với nguồn cấp nước có thể là nguồn nước máy của thành phố , ao , hồ , giếng khoan...

2. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt
Bao gồm các ống thoát nước và ống cống nhằm thực hiện nhiệm vụ thu lượm nước thải ra từ các trang thiết bị , các khu vực dùng nước đến nơi xử lý nước như: hệ thống thoát nước thành phố , bình chứa , bể chứa ...

>>>Góc quảng cáo:  Chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa nhà tại Hà Nội uy tín và chất lượng nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu về sửa nhà, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

3.  Hệ thống thông khí 
Bao gồm các ống có tận cùng ở trên không trung , nơi cao hơn mái nhà , được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống thoát nước.

4. Trang thiết bị và máy móc sử dụng nước
Đó có thể là các vật dụng thường thấy như: bồn rửa mặt , rửa bát , bồn tắm , bệt ( bồn cầu ) , máy giặt , máy rửa bát , bình nước nóng , vòi sen...
Một điều đặc biệt lưu ý là tất cả các trang thiết bị đều cần phải được thông khí và được trang bị các bẫy kín nước trong đường ống thải và đảm bảo ngăn được mùi khí từ hệ thống nước thải thoát ra .




Để có thể hiểu rõ hơn về việc thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà, bạn có thể hình dung theo nghĩa đơn giản thì đó là việc thu tất cả các loại nước cấp, nước thải (và cả nước mưa) tạo ra trong quá trình sinh hoạt để xử lý, điều hòa, phân phối rồi vận chuyển qua hệ thống mạng lưới thoát xuống bể tự hoại rồi thải ra ngoài.

- Thiết kế hệ thống cấp nước cho sinh hoạt: Dùng để dẫn nước từ bể chứa cung cấp nước cho sinh hoạt hằng ngày đến các thiết bị như chậu rửa, nhà vệ sinh, phòng tắm rồi từ đó nước chảy xuống qua hệ thống nước thải tới bể tự hoại qua quá trình xử lý rồi thải ra ngoài.

Khi thiết kế hệ thống cấp nước cho sinh hoạt trong nhà bạn phải cần chú ý việc đảm bảo áp lực nước đầu ra tốt, nước không bị yếu, đường ống đi ngắn nhất, phân loại đường ống nước nóng và đường ống nước lạnh cho hợp lý.

- Thiết kế hệ thống thoát nước thải: Dùng để thu dẫn nước thải từ nhà nhà vệ sinh, các chậu rửa.phòng tắm tới bể tự hoại rồi thải ra ngoài theo đường ống nước thoát. Bạn cần tiến hành các thao tác sau:

+ Thiết kế bể tự hoại
+ Vị trí đặt bể tự hoại
+ Cấu tạo bể tự hoại, đường ống dẫn nước và thoát nước trong bể
+ Phễu thu sàn, cách đi đường ống đến bể tự hoại, kè theo là độ dốc và độ lớn trong hệ thống thoát nước thải

Thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà có thể thiết kế riêng biệt hoặc có thể thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà chung với hệ thống bên ngoài.


Việc thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà bao gồm các hệ thống như sau:

- Hiện nay hầu hết hệ thống cấp thoát nước đều gồm có 3 phần: Hệ thống cấp nước trực tiếp, hệ thống cấp nước gián tiếp và hệ thống thoát nước thải.

+ Hệ thống cấp nước trực tiếp dùng nước sạch được cấp từ đường ống nước công cộng bằng áp suất thủy lực bên trong đường ống chính.

+ Hệ thống cấp nước gián tiếp dùng máy bơm hút nước sạch vào bể trên mái nhà, sau đó dẫn nước đi thông qua mạng lưới đường ống phụ.

+ Đối với hệ thống thoát nước thải, nước thải sẽ di chuyển qua các ống từ nhà vệ sinh và các chậu rửa chạy xuống bể tự hoại rồi được xử lý sau đó được thải ra ngoài.

Hẳn là sau những gì sửa điện nước Hà Nội chúng tôi chia sẻ, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về hệ thống cấp thoát nước nhà ở.